Đôi điều cảm nhận về: Nhật ký Đặng Thùy Trâm
- 16/12/2019
- 7902
Hướng đến kỷ niệm 75 năm ngày thành lập QĐNDVN và 30 năm ngày
hội quốc phòng toàn dân
Trong tiết sinh hoạt dưới cờ hôm nay, ngày 16/12/2019 em Nguyễn
Minh Ngọc, học sinh lớp 6A giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn cuốn sách:
Nhật ký Đặng Thùy Trâm
“Nhật
ký Đặng Thùy Trâm” viết
về Nữ bác sĩ, nữ chiến sĩ gan
dạ mà dũng cảm đã tham gia
vào cuộc kháng chiến chống mỹ. Người con gái ấy có một nghị lực phi thường, vượt lên trong bao chông gai,
thử thách của cuộc chiến đấu đầy gian khổ, chị cống hiến cả tuổi thanh xuân của mình và hy sinh lúc tuổi đời 27 đã đi vào huyền thoại. Sau này nơi chị làm việc trở thành khu di
tích mang tên Bệnh xá Đặng thùy Trâm nằm trên địa bàn huyện Đức Phổ, tỉnh
Quảng Ngãi.
Cuốn nhật ký lần
đầu tiên được đăng trên báo Thanh Niên, và báo Tuổi Trẻ sau đó
được in thành sách, Với hai tập nhật ký viết tay đã để lại tiếng vang đối với
một nữ bác sĩ trẻ tuổi đáng để chúng ta trân trọng và tôn vinh.
Đặng
Thùy Trâm viết lại tất cả với những kỉ niệm vui, buồn mà chị đã chứng kiến… Chị
đau với nỗi đau của đồng đội khi chứng kiến những ca giải phẫu thiếu phương
tiện, phải đối mặt với tử thần...
Để rồi khi chúng ta lật giở đọc lại cuốn nhật ký thứ 2 của chị
viết vào mùa xuân năm 1970, lúc này những suy nghĩ của chị chín chắn hơn chị
cảm thấy trong thời kỳ khói lửa, chiến tranh đã cướp đi tình yêu và tuổi trẻ,
chị cảm nhận được điều đó khi nghĩ rằng ai lại không tha thiết với mùa xuân và
tuổi trẻ, lúc này đây chị thấy cái tuổi 20 chỉ với một ước mơ là phải đánh
thắng giặc Mỹ để dành lấy độc lập tự do cho đất nước.
Tuổi trẻ của chị cũng đã từng yêu và từng chia tay, những nỗi nhớ về gia đình người thân… chỉ chừng ấy thôi cũng khiến chúng ta không khỏi xúc động khi đọc lại những dòng nhật ký của chị.
Tuy, Nhật kí Đặng Thùy Trâm không phải là một cuốn sách giáo dục đạo đức viết ra để cho hàng ngàn người đọc, mà là một cuốn nhật kí viết về một người phụ nữ đang sống trong bom đạn dành lại cho mình một chút thời gian giữa bộn bề công việc. Cuốn sổ như một người bạn chân thành, lặng im để chị chia sẻ và lưu giữ lại cuộc sống tinh thần của tuổi thanh xuân. Bạn đọc có thể trào nước mắt với những trăn trở và đớn đau của chị, phải nghiêng mình ngưỡng mộ ý chí và tấm lòng chị dành cho nhiệm vụ, cùng buồn bã với những tâm sự rất bình thường của một người con xa gia đình, một tình
yêu không phẳng lặng. Những dòng ghi chép như được rút ra từ trái tim
và tâm hồn của một người con gái chân thành và mộc mạc. Đây quả thực là một
cuốn sách để khi chúng ta đọc chúng ta sẽ cảm nhận với những xúc động, cảm thông, và thấu
hiểu.
Cuối cùng những dòng nhật
ký của chị cũng đã khép lại vào ngày 20.6.1970 hai ngày sau 22.6.1970 chị đã hy
sinh.
Cuộc
chiến tranh thật khốc liệt, sự hy sinh diễn ra từng ngày, từng giờ chị đã hòa
lẫn trong muôn ngàn người đã hy sinh vì Tổ Quốc thân yêu, để hôm nay đây hậu
thế chúng em có được cuộc sống vui vẻ và yên bình. Em mong rằng các bạn và các
thầy cô giáo hãy tìm đọc cuốn sách để hồi tưởng về quá khứ mà tác giả đã trải
lòng gửi gắm trong đó những suy nghĩ, cảm xúc qua cuốn nhật ký và chúng ta có
thể học tập một điều gì đó về gương nữ liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm các bạn
nhé. Chúc mọi người đọc sách vui vẻ!
Trân trọng cảm ơn!
- Vebraryhoxuanhuong