GTS Tháng 11/2023 - Búp sen xanh
- 09/11/2023
- 172
Ngày 6/11/2023
GTS dưới cờ. Cuốn sách "BÚP SEN XANH", tác giả, nhà văn: Sơn Tùng
Hướng dẫn & hỗ trợ thực hiện bởi: TVTM
Thực hiện CT: Đoàn Nguyễn Thùy Linh, học sinh lớp 7A
Kiến thức là một đại dương mênh mông trong khi sự
hiểu biết của con người luôn luôn là hạn hẹp, cổ nhân đã dạy rằng học thầy, học
bạn và học trong sách vở như thế để thấy rằng vai trò của việc đọc sách là
không thể phủ nhận.
Và bây giờ xin mời các bạn hãy
đến với thư viện thông minh trường mình để thỏa sức khám phá những cuốn sách
hay, bổ ích và thú vị nhé.
Mỗi khi nhắc tới Bác Hồ - chúng ta lại nhớ về
vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam. Người đã hi sinh cả cuộc đời vì nước,
vì dân.
Sau đây, mình xin được giới
thiệu đến các bạn về tựa sách “Búp sen xanh” của nhà văn “Sơn Tùng”, sách do
Nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành, đã ghi dấu ấn trong lòng độc giả, với 362 trang sách
được minh họa trên nền trang bìa bằng gam màu xanh lam, nổi bật biểu tượng “bông
sen” cách điệu tượng trưng cho sự tinh túy và thanh cao. Búp sen xanh là cuốn tiểu thuyết viết về ba giai đoạn
trong cuộc đời của Bác, đó là: Thời thơ ấu, Thời niên thiếu và Tuổi hai mươi.
Cậu bé Nguyễn
Sinh Cung được sinh ra nơi miền quê xứ Nghệ - một vùng đất khô cằn đầy nắng và
gió, là quê hương của biết bao nhân tài đất Việt.
Nhà văn Sơn
Tùng đã từng viết: "Các bậc thiên
tài không có sẵn, chính truyền thống gia đình, quê hương là khơi thủy tạo nên
những tính cách đầu tiên của mỗi con người mà đi vào đời”.
Đúng vậy!
Chính gia đình, quê hương là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn, nhân cách Hồ Chí Minh.
Nguyễn Sinh Cung có cha là ông Nguyễn Sinh Sắc có tiếng về cả đức lẫn tài, mẹ
là bà Hoàng Thị Loan - một người phụ nữ tần tảo, hy sinh tất cả vì chồng con. Từ
nhỏ, cậu bé Cung đã tỏ ra thông minh, sáng dạ, có khí chất hơn hẳn những bạn
cùng trang lứa.
Và
năm 11 tuổi cậu
bé Nguyễn Sinh Cung đã chứng kiến và trải qua với nỗi đau mất mẹ, tiếng khóc
của em thơ mới chào đời vì khát sữa. Vì thiếu hơi ấm của mẹ, không lâu người em
Nguyễn Sinh Xin cũng qua đời. Những năm tháng tuổi thơ dữ dội ở Huế đã khắc sâu
trong tâm hồn Người cho đến tận trước lúc Người đi xa.
Bằng những từ
ngữ giản dị, mộc mạc nhà văn Sơn Tùng đã đưa nó thấm dần vào trong lòng bạn đọc,
đến với sự đồng cảm, thương xót cho hoàn cảnh đáng thương của cậu bé Cung.
Và theo trang
sách nhà văn Sơn Tùng đã đưa chúng ta đến với cuộc đời của Bác. Thời gian cứ thế
trôi, Nguyễn Sinh Cung đã trở thành một thiếu niên, lấy tên Nguyễn Tất Thành, học
chữ mới tại trường tiểu học Đông Ba.
Học xong,
chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành vào Phan Thiết dạy học rồi vào Sài Gòn và làm
việc ở bến cảng Nhà Rồng. Tại đây, nơi bắt đầu tuổi hai mươi của Bác. Dù là nơi
đất khách quê người nhưng với tấm lòng hồn hậu, nhân ái Bác đã kết bạn với những
người thợ và ở cùng họ. Bác dạy cho họ biết con chữ, để không bị quân Pháp bắt
nạt. Tại nơi này, chàng trai trẻ Nguyễn Tất Thành đã chứng kiến biết bao hoàn cảnh
khổ cực của người dân ta khi bị quân Pháp hành hạ, bóc lột nặng nề mà không làm
gì được. Điều đó càng thôi thúc Người không ngừng nghĩ về tự do, độc lập cho
dân tộc.
Và rồi, vào
ngày mùng 5 tháng 6 năm 1911, Nguyễn Tất Thành rời bến Cảng Nhà Rồng ra đi tìm
đường cứu nước giải phóng dân tộc Việt Nam.
Từ hình tượng
cậu bé Cung, bạn đọc biết sâu sắc hơn cái tâm, cái tài, cái đức của cụ Cử Nguyễn
Sinh Sắc. Qua tác phẩm đã toát
lên sự dung dị, tình người và chứa đựng tâm hồn cao cả của vị lãnh tụ vĩ đại của
dân tộc Việt Nam, từ khi còn là cậu bé Nguyễn Sinh Cung.
“Búp sen xanh” của nhà văn Sơn Tùng đã hòa quyện
tỏa hương từ làng Sen, Nam Đàn, xứ Nghệ và hương sen hồ Tịnh, xứ Huế mà tuổi
thơ của Bác đã thấm và mãi ngát hương.
Tác phẩm "Búp sen xanh" cũng như nhiều tác phẩm
khác của nhà văn Sơn Tùng viết về Bác Hồ, song không chỉ xây dựng một thần tượng
trong chúng ta mà ông đã đi sâu miêu tả, khắc họa cuộc sống dung dị, đời thường,
nhưng rất đỗi chân thực về vị lãnh tụ sống mãi trong lòng dân: “cao mà không xa, mới mà không lạ, to lớn mà
không làm ra vĩ đại, sáng chói mà không gây choáng ngợp, gặp lần đầu mà như
thân thuộc từ lâu".
Điều đó, một lần nữa cho thấy, tiểu thuyết “Búp sen xanh” của
Nhà văn Sơn Tùng cùng với sức sống và những giá trị lan tỏa trong cộng đồng, đã
trở thành một món quà thiêng liêng của nhà văn nói riêng, của chúng ta nói
chung kính dâng lên vị cha già dân tộc muôn vàn kính yêu của non sông đất nước
Việt Nam.
Thông qua tác phẩm của nhà văn
Sơn Tùng đã góp phần tích cực giáo dục thế hệ trẻ chúng em hôm nay hãy biết nêu
cao ý thức, tinh thần, trách nhiệm với vận mệnh Tổ quốc, ra sức phấn đấu học tập,
trau dồi đạo đức, để trở thành người có tâm, có tầm, có trách nhiệm với bản
thân và công việc, phù hợp với xu thế trong thời kỳ mới - thời kỳ hội nhập quốc
tế.
"Búp sen
xanh" không chỉ giúp chúng ta hiểu hơn về con người Bác mà cũng chính từ
cuốn sách này mà chúng ta học được biết bao bài học làm người bổ ích từ Bác. Chủ
tịch Hồ Chí minh chính là một tấm gương đạo đức sáng ngời, một con người Việt
Nam đẹp nhất, vĩ đại nhất. Nay, dù đã đi xa nhưng Bác Hồ kính yêu của chúng ta
luôn sống mãi với non sông Việt Nam.
Vậy, Tôi - Bạn
và trong mỗi chúng ta hãy tự bồi dưỡng cho tâm hồn mình tình yêu Bác, yêu quê
hương đất nước Việt Nam, hiểu hơn về Bác để học tập và làm theo tấm gương của
Người.
Các bạn có thể tìm đọc cuốn sách tại thư viện, hay mua ở các nhà sách. Chúc các bạn đọc sách vui vẻ và luôn tìm thấy nhiều niềm vui, những điều thú vị, bước ra từ trang sách để nuôi dưỡng cho tâm hồn mình các bạn nhé!
- Vebraryhoxuanhuong